Thủ đô Kabul của Afghanistan đang trên bờ vực trở thành thành phố hiện đại đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước, theo cảnh báo tuần này bởi các cơ quan Liên Hợp Quốc và Tổ chức nhân đạo.
UN-Habitat (chương trình Định cư Con người của LHQ hoạt động hướng tới một tương lai đô thị tốt hơn) đã đưa ra cảnh báo về cuộc khủng hoảng nước ở Kabul vào 17/7. Rằng mực nước đã giảm đáng kể và đặt 6 triệu người vào tình huống nguy hiểm. Và để giải quyết cuộc khủng hoảng này cần sự đầu tư lớn, hợp tác mạnh mẽ và tăng cường nhận thức cộng đồng về sử dụng và quản lý nước.
Hồi 8/6, theo report từ Mercy Corps, mực nước ngầm trong thành phố đã giảm tới 30 mét trong thập kỷ qua, do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ. Gần một nửa số giếng của Kabul, nguồn nước uống chính cho cư dân, đã cạn kiệt. Khai thác nước vượt quá việc bổ sung, tái tạo nước ngầm tự nhiên 44 triệu mét khối mỗi năm.
Khi điều này vẫn tiếp diễn, Kabul sẽ có thể cạn kiệt toàn bộ nguồn nước ngầm vào đầu năm 2030. Afghanistan hiện xếp thứ 6 toàn cầu về mức độ rủi ro khí hậu. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có sự hỗ trợ và quản lý nước bền vững, cuộc khủng hoảng này sẽ trở thành thảm hoạ nhân đạo nghiêm trọng.
nguồn: Kabulnow
Nguồn:Baochinhphu.vn